Tin tức
PHÂN BIỆT: ĐÁNH GIÁ ĐỂ CẢI TIẾN VIỆC HỌC TẬP VỚI ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC GIAI ĐOẠN HỌC TẬP
- 15/12/2020
- Posted by: Thu Duong
- Chuyên mục: Cơ bản về khảo thí

Đánh giá để cải tiến việc học tập (Assessment for Learning) và Đánh giá kết thúc giai đoạn học tập (Assessment of Learning) là gì?
Assessment of Learning là những đánh giá diễn ra sau khi học sinh học xong một giai đoạn học tập nhằm xác định xem các mục tiêu giáo dục có được thực hiện không.
Đánh giá này sử dụng để báo cáo về tình trạng học tập của học sinh ở một thời điểm, có thể sử dụng để đưa ra các quyết định về chương trình.
Đánh giá này được sử dụng trên lớp học và cho các cuộc đánh giá ngoài.
Sử dụng cho các đánh giá ngoài như các cuộc đánh giá cấp quốc gia, các bài thi tiêu chuẩn địa phương, và bài thi đầu vào đại học/cao đẳng.
Sử dụng đánh giá trên lớp học khi thu thập được các căn cứ để xác định cho học sinh lên lớp, thi cuối kỳ.
Assessment for Learning diễn ra trong quá trình học tập. Đánh giá tiến hành thông qua việc dạy và học nhằm phán đoán những nhu cầu của HS, lên kế hoạch cho các định hướng giảng dạy tiếp theo, cung cấp cho học sinh những phản hồi để các em cải thiện chất lượng học tập, hỗ trợ học sinh quan sát và cảm nhận việc điều chỉnh định hướng để đạt được thành công.
Mỗi bước trong tiến trình bộc lộ được sự phát triển tiến bộ của học sinh và làm sao để học tập tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Đánh giá để cải tiến việc học tập và Đánh giá kết thúc giai đoạn học tập
(Ảnh minh họa)
Xem bảng so sánh Assessment for Learning và Assessment of Learning để thấy những khác biệt quan trọng giữa Assessment for Learning (Đánh giá để cải tiến việc học tập) với Assessment of Learning (Đánh giá kết thúc giai đoạn học tập).
Assessment for Learning (Đánh giá để cải tiến việc học tập) | Assessment of Learning (Đánh giá kết thúc giai đoạn học tập) | |
Lý do đánh giá | – Thúc đẩy sự tiến bộ trong học tập nhằm hỗ trợ HS đạt được nhiều các chuẩn kiến thức kỹ năng hơn; – Hỗ trợ sự phát triển tiếp theo và sự tiến bộ của HS | – Ghi nhận lại những thành tích của cá nhân, nhóm hoặc khả năng nắm vững các chuẩn kiến thức kỹ năng; – Đánh giá/đo đếm được KQHT tại một thời điểm nhằm mục đích báo cáo; trách nghiệm giải trình |
Đối tượng đánh giá | HS biết về chính bản thân họ | Các đối tượng khác biết về HS |
Trọng tâm của đánh giá | Những mục tiêu thành tích cụ thể được GV lựa chọn nhằm cho phép HS xây dựng hướng tới các chuẩn kiến thức kỹ năng | Những tiêu chuẩn thành tích để phục vụ cho mục đích giải trình của nhà trường, GV và HS |
Thời gian | Tiến hành trong quá trình học tập | Một hoạt động sau học tập |
Người sử dụng | Học sinh, giáo viên, phụ huynh | Các nhà hoạch định chính sách, những người viết chương trình, giám sát, giáo viên, học sinh, phụ huynh |
Mục đích sử dụng | -Cung cấp cho HS những kiến thức sâu sắc, vững chắc nhằm cải thiện thành tích học tập; – Hỗ trợ GV chẩn đoán và đáp ứng được những nhu cầu của HS; giúp cha mẹ có thể nắm được tình hình quá trình học tập trong toàn bộ quá trình; – Giúp cha mẹ hỗ trợ con cái trong học tập | – Xác định/chứng nhận được năng lực của học sinh; – Phân loại HS theo thành tích; – Đưa ra các quyết định thúc đẩy/thăng tiến và tốt nghiệp; lên lớp. |
Vai trò của giáo viên | – Chuyển đổi các tiêu chuẩn thành mục tiêu trong lớp học; – Cho HS biết về những mục tiêu; – Xây dựng các phương pháp đánh giá; – Điều chỉnh bài giảng/giáo trình dựa theo kết quả; – Cung cấp các phản hồi chi tiết cho HS; – Thu hút HS vào việc đánh giá | – Tiến hành đánh giá một cách cẩn thận nhằm đảm bảo tính chính xác và tính so sánh của kết quả; – Sử dụng kết quả nhằm hỗ trợ HS đáp ứng được chuẩn; – Giải trình kết quả cho cha mẹ HS; – Xây dựng đánh giá cho báo cáo lên lớp. |
Vai trò của học sinh | – Tự đánh giá và phát huy khả năng của bản thân trong quá trình đánh giá; – Xác định các mục tiêu cần đạt; – Thực hiện để đạt được kết quả tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo trong hoạt động đánh giá trên lớp học; | – Nghiên cứu đạt được các chuẩn; – Thực hiện các bài kiểm tra; – Cố gắng đạt được các điểm số cao nhất có thể, tránh trượt |
Động lực chính | Tin tưởng rằng thành công trong quá trình học tập chính là thành tích đạt được | Hứa hẹn những khen thưởng hoặc những đe dọa về trừng phạt. |
Ví dụ | – Sử dụng những phiếu đánh giá với HS; – Học sinh tự đánh giá bản thân; – Cung cấp các thông tin phản hồi chi tiết cho HS | – Các bài thi thành tích; – Các bài thi cuối năm; – Các chu kỳ đánh giá ngắn |
(Nguồn: Stiggins – Classroom Assessment for Student Learning)
Sau quá trình phân tích về Assessment for Learning (Đánh giá để cải tiến việc học tập) với Assessment of Learning (đánh giá kết thúc giai đoạn học tập), chúng ta hiểu rằng, Assessment for Learning có thể còn được gọi là “Fomative Assessment” và Assessment of Learning có thể được gọi là “Summative Assessment”.
Trên thực tế, người ta sử dụng các thuật ngữ này để thay thế cho nhau, mang nghĩa tương đương giữa Assessment for Learning với “Fomative Assessment” và Assessment of Learning với “Summative Assessment”.