Tin tức
6 HIỂU LẦM THƯỜNG GẶP VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- 06/12/2020
- Posted by: Thu Duong
- Chuyên mục: Cơ bản về khảo thí

Trong hai thập kỷ qua, đã có rất nhiều bài viết và thảo luận xoay quanh việc đánh giá hiệu quả trong lớp học.
Thật không may, nhiều nhà giáo dục, đặc biệt là ở cấp trung học, vẫn cố đi theo các thói quen “truyền thống” – không hiệu quả và thậm chí có thể đi ngược lại các mục tiêu của giáo dục hiện đại. Dưới đây là sáu quan niệm sai lầm phổ biến về kiểm tra đánh giá mà chúng ta cần suy ngẫm lại.
- Đánh giá – Assessment và đánh giá – evaluation là như nhau.
Rất nhiều người, đặc biệt là những người không làm việc trong lĩnh vực giáo dục, cho rằng hai khái niệm này là một. Và kể cả những người làm trong ngành giáo dục, họ vẫn thường triển khai evaluation và cho rằng mình đang thực hiện Assessment. Rõ ràng chúng đều được dịch ra tiếng Việt là đánh giá, nhưng tiếng Anh của chúng không như vậy. Assessment bao gồm các phản hồi kịp thời, chi tiết dựa trên kết quả học tập được xác định rõ ràng. Còn Evaluation là “cho điểm” một bài tập, thường dựa trên các tiêu chí chuẩn mực. Hiểu một cách đơn giản, một bên là nhằm cải thiện, bên kia là để đưa ra kết luận về sự phù hợp hoặc về mức độ chất lượng của một đối tượng nào đó.
- Phần lớn đánh giá là đánh giá tổng kết.
Như chúng ta đã nhận thức trong hơn hai thập kỷ qua, đánh giá có thể là một công cụ học tập rất hiệu quả. Dylan Wiliam đã từng nói, chúng ta cần liên tục đánh giá cả việc học của học sinh và việc giảng dạy của chính giáo viên, điều chỉnh trong suốt quá trình giảng dạy, sao cho khi chúng ta kết thúc một đơn vị học tập, học sinh có cơ hội nhận ra và sửa đổi việc học của các em sao cho tốt nhất. Hiện vẫn còn rất nhiều giáo viên phụ thuộc quá nhiều vào một đánh giá tổng kết duy nhất ở cuối mỗi phần học và sau đó chuyển sang chủ đề khác bất kể kết quả ra sao.
- Đánh giá là giao tiếp một chiều: giáo viên đưa ra phản hồi về bài làm của học sinh.
Đánh giá hiệu quả nhất nên là một cuộc “đối thoại”. Trong các mô hình đánh giá (Assessment) và đánh giá (Evaluation) truyền thống, khi học sinh hoàn thành một nhiệm vụ, giáo viên sẽ đánh giá kết quả đó và nhận xét bài làm học sinh, và có thể chỉ cho các em cách sửa đổi, cải thiện kết quả. Nhưng khi học sinh cũng tham gia thảo luận ngược lại cùng với giáo viên, chia sẻ về những gì các em đã làm và tại sao các em lại làm như thế, thì cả học sinh và giáo viên đều có thể hiểu và tiếp thu nhiều hơn. Công nghệ hiện đại giúp giao tiếp hai chiều giữa giáo viên và học sinh dễ dàng hơn và phổ biến hơn nhiều, hãy tận dụng nó để đạt hiệu quả tốt hơn!

Hiểu lầm #3: Đánh giá là giao tiếp một chiều: giáo viên đưa ra phản hồi về bài làm của học sinh
- Đánh giá nhằm mục đích phân loại.
Đây là một trong những vấn đề tồn tại phổ biến nhất và có khả năng gây tổn hại đến nền giáo dục hiện đại. Đúng là điểm số cuối cùng phải phản ánh kết quả của một quá trình dạy và học. Nhưng việc “lấy điểm” chỉ để lên được lớp và tốt nghiệp thì đang phản tác dụng của giáo dục theo nhiều cách, dưới đây đây chỉ là hai trong số đó.
Thứ nhất, các điểm số trên lớp thường lấy khi học sinh chưa thực sự nắm vững bài. Giống như việc khi chúng ta làm đi làm lại những thứ như bài sát hạch lý thuyết lái xe, chúng ta không bao giờ bị một kết quả thấp. Nhưng với bài kiểm tra trên trường, các em chỉ được làm duy nhất một lần. Thứ hai, mỗi giáo viên, đặc biệt là ở các trường trung học, nhận thức được việc “theo đuổi điểm” thường làm học sinh mất tập trung vào học tập bản chất kiến thức. Điều này gây hại gấp đôi vì khi bộ não bị căng thẳng từ các kích thích bên ngoài sẽ dẫn đến giảm khả năng học tập đáng kể.
- Bài làm của học sinh nên được cho điểm.
Trong các tình huống đánh giá tổng hợp, hoặc khi cần cho điểm, khẳng định này là đúng. Nhưng chúng ta thường cho điểm bài tập của học sinh, sử dụng bài tập một cách hình thức, đó là một sai lầm. Ngay khi học sinh nhìn thấy điểm của một bài tập, học sinh sẽ không chú trọng vào việc phản biện, xem lại bài và sửa bài nữa, và khi đó học sinh cho rằng bài tập đó đã hoàn thành. Đã đến lúc để loại bỏ suy nghĩ đó của học sinh, khiến các em tiếp tục cố gắng nghiên cứu thêm về vấn đề mà các em chưa làm tốt.
- Nếu giao bài trễ, giáo viên sẽ trừ điểm.
Không có lý do chính đáng về mặt sư phạm để làm điều này; điều này chỉ đơn giản là cố gắng sửa đổi hành vi bằng cách sử dụng biện pháp ép buộc thông qua điểm số. Không có gì sai khi có một số trừng phạt cho việc nộp bài muộn, nhưng việc cho điểm nên chỉ phản ánh duy nhất một việc – việc học tập của học sinh. Nói cách khác, nếu một học sinh làm bài đáng được điểm A ngày hôm nay, thì điều đó có khác gì nếu em ấy được điểm A vào ngày mai không?

Hiểu lầm #4: Đánh giá nhằm mục đích phân loại
Kinh nghiệm của chúng tôi với tư cách là một nhà quản lý là khi giáo viên suy nghĩ lại và cải cách quan điểm của họ về “đánh giá là gì?” và “mục đích chính của nó là gì?”, phản ứng của họ luôn rất tích cực. Khi chúng tôi giúp tách tư duy điểm số ra khỏi suy nghĩ của những người dạy học, và cho phép cá nhân giáo viên tự do sử dụng đánh giá theo những cách tốt hơn, chúng tôi thấy rằng đánh giá trở nên chân thực và hiệu quả hơn nhiều, đỡ vất vả hơn và hạn chế (tính phán xét của) việc phân loại.